Bạn là người mới tham bộ môn đạp xe đạp và đang thường xuyên đạp xe hàng ngày. Nhằm rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe và xây dựng cuộc sống khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn không tìm hiểu rõ các kỹ năng và kiến thức về xe đạp thì bạn rất dễ gặp phải các sai lâm thường gặp của người mới bắt đầu đạp xe.
Từ đó dẫn đến việc tập luyện không hiệu quả và tệ hơn là gặp phải những chấn thương đáng tiếc Dưới đây là tổng hợp những sai lầm đạp xe cơ bản người mới mắc phải.
Điều chỉnh chiều cao yên xe không phù hợp
Hạ yên xe quá thấp là một sai lầm thường gặp khi đạp xe. Người mới đạp xe thường nghĩ chân chạm đất sẽ giúp họ tự tin hơn trong quá trình đạp xe. Nhưng việc làm đó sẽ khiến cho chân và bàn đạp ở khoảng cách gần, không tạo được độ cân đối. Từ đó việc đạp xe trong tư thế không hợp lí thường xuyên sẽ dẫn đến chấn thương đầu gối.
Nâng yên quá cao cũng sẽ gây ra những tai nạn khó lường trong quá trình đạp xe. Bạn sẽ khó kiểm soát được chiếc xe đạp. Đặc biệt khi gặp tình huống bất ngờ trong quá trình đạp xe.
Độ cao phù hợp của yên là đầu gối của bạn sẽ hơi cong, tính từ yên cho đến bàn chân nằm ở dưới cùng của vòng quay bàn đạp. Tùy nhiên, với chiều cao của mỗi người sẽ có sự khác biết và từng mẫu mã xe. Khi đã chỉnh theo cách trên mà bạn vẫn cảm thấy đầu gối bị đau thì nên đến trung tâm bảo dưỡng gần nhất để canh chỉnh lại.
Ngoài việc lựa chọn xe đạp phù hợp với chiều cao bạn cũng nên để ý đến yên xe. Bạn có thể chọn dòng xe đạp có chốt điều chỉnh yên để làm quen với bộ môn đạp xe.
Khoản cách giữ yên và ghi đông tay lái
Ngoài khoảng cách yên xe với bàn đạp thì bạn cần để ý đến khoảng cách giữa yên và ghi đông. Yếu tố tạo khoảng cách giữa yên và bàn đạp giúp đầu gối hơi cong trong quá trình đạp. Là một yếu tố giúp bạn tạo được khoảng cách tốt giữa yên và ghi đông.
Khoảng cách từ yên tới ghi đông tốt nhất sẽ giúp bạn tạo một độ nghiêng 45 độ khi đạp xe. Nếu khoảng cách không phù hợp sẽ dẫn đến trường hợp lưng bạn bị đau. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến đầu gối vì khoảng cách giữa tay và đầu gối quá gần nhau.
Tốt nhất bạn cần phải tìm hiểu, thử nghiệm và sau đó điều chỉnh kích thước chiếc xe phù hợp với cơ thể trước khi tập luyện. Bạn cũng có thể tham khảo thêm những chia sẽ từ những người chơi lâu năm để trách gặp phải những chấn thương không đáng có trong quá trình đạp xe.
Quá chú trọng vào các phụ kiện xe
Phụ kiện xe đạp là những vật dụng không thể thiếu khi bạn tham gia vào bộ môn đạp xe. Mỗi phụ kiện đều sẽ mang đến cho bạn một công dụng riêng và giúp bạn xử lý sự cố trong những trường hợp khác nhau.
Những phụ kiện đi kèm như quần áo, phụ kiện chuyện nghiệp sẽ là thứ giúp bạn tăng tinh thần, phấn khởi và hứng thú với việc tập luyện Nhưng đối với người mới thì việc quá tập trung vào tìm hiểu và sử dụng các phụ kiện là không cần thiết. Bởi vì, việc thuần thục các kỹ năng đạp xe đúng cách khi mới đạp xe sẽ là thứ trang bị cần thiết để bạn đạt hiệu quả cao.
Không bảo dưỡng xe định kỳ
Trong quá trình đạp xe sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hướng đến bạn và xe đạp của bạn. Việc không chú ý đến xe đạp là những sai lầm đạp xe cơ bản người mới thường mắc phải.
Dù chiếc xe bạn chất lượng thì nó vẫn sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định. Như: thời tiết, va chạm, nhiên liệu… Không phải chỉ người đạp xe chuyên nghiệp mới để ý đến việc thường xuyên bảo dưỡng xe.
Việc bảo dưỡng xe thường xuyện sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của chiếc xe và hạn chế hư hỏng linh kiện quan trọng trên xe. Nó còn giúp bạn đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi. Bảo dưỡng chiếc xe đạp chỉ với một vài bước đơn giản như: vệ sinh xe, kiểm tra yên, ghi đông, giò đĩa, sên xe, bạc đạn…
Đạp xe quá sức cơ thể
Một trong những sai lầm đạp xe cơ bản đó là tập luyện quá sức của bản thân dẫn đến nhưng chấn thương nguy hiểm, có thể là tính mạng. Luyện tập là để nâng cao sức khỏe nên mới bắt đầu bạn cần nắm rõ sức khỏe của mình. Từ đó đưa ra kế hoạch tập luyện phù hợp với bản thân.
Bạn nên xây dựng cơ chế luyện tập từ cơ bản đến nâng cao để cơ thể thích nghi. Hãy quan tâm đến chỉ số RPR (Rate of Perceived Exertion) – đánh giá về nổ lực nhận thức. Đây là bảng mô tả thể lực của bạn theo mực độ thang từ 1 đến 10. Mức độ 1 sẽ là trạng thải thoải mái nhất và 10 là quá sức với cơ thể. Nếu bạn là người mới nên tập ở mức thang số 4, thỉnh thoảng thay đổi 6,7,8 để rèn luyện.
Xây dựng một chế độ luyện tập phụ hợp sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe. Trách mắc những sai lầm đạp xe cơ bản dẫn đến những chấn thương nguy hiểm. Đặc biệt là khả năng đột quỵ khi luyện tập quá sức.
Bổ sung ít năng lượng
Ngoài việc xây dựng chế độ luyện tập bạn cần phải có chế độ bổ sung năng lượng hợp lí. Với người mới tập luyện thường sử dụng nước để nạp năng lương, những thường sẽ nạp rất ít. Điều này sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng để trao đổi trong quá trình luyện tập.
Nếu không đủ năng lượng trong quá trình luyện tập dài. Bạn sẽ bị hạ đường huyết, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn…. Tệ hơn là có thể dẫn đến đột quỵ.
Ngoài việc bổ sung nước, bạn nên bổ sung thêm năng lượng bằng những thực phẩm bổ sung calo. Tốt nhất bạn hãy chia nhỏ những lần nạp năng lượng từ 15-20 phút giữa lúc đạp xe theo mức calo cho phép để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Nắm rõ cách sử dụng bộ truyền động & lốp xe
Một trong những sai lầm đạp xe cơ bản của người mới đó là không tìm hiểu rõ về bộ truyền động và kiểm tra lốp, xăm xe trước mỗi chuyến đi.
Bộ truyền động của mỗi chiếc xe sẽ có tầng líp và đĩa khác nhau. Nắm rõ công dụng của bộ truyền động giúp bạn điều chỉnh đĩa, líp phù hợp trong mỗi cung đường.
Đĩa 1 -> líp 1, 2, 3: được sử dụng khi lên dốc, đường khó, đạp nhẹ.
Đĩa 2 -> líp 4, 5, 6: được sử dụng khi chạy đường trường.
Đĩa 3 -> líp 7, 8, 9: được sử dụng khi cần tăng tốc, đường hẹp, đạp nặng, luyện tập, rèn luyện Lốp xe rất dễ xảy ra các lỗi như: lủng xăm, lốp mòn, dính các vật nhọn,…
Trước mỗi chuyến đi bạn nên kiểm tra trước để tránh gặp phải hỏng hóng trong quá trình đạp xe.
Tham gia các nhóm đạp xe, trao đổi thêm kinh nghiệm
Thường khi mới tham gia vào bộ môn đạp xe bạn sẽ luyện tập một mình. Bạn nên tham gia hội nhóm về đạp xe đạp. Trong các hội nhóm bạn có thể có thêm nhiều trãi nghiệm hơn về xe đạp. Tham gia đạp xe đoàn đội và bạn cũng có thể chia sẽ những trãi nghiệm của bản thân.