Trong khoản vài năm gần đây ngành công nghiệp xe đạp đã trải qua rất nhiều thay đổi, đặc biêt là đối với dòng xe đạp MTB (Mountain), người tiêu dùng đã bắt đầu chứng kiện sự xuất hiện của kích cỡ bánh 27.5″, với các lời giới thiệu là cân bằng giữa bánh 29″ và 26″, và lúc này thì chuẩn Boost vẫn chưa ra đời.
Một thời gian sau, khi kích thước bánh 29″ bắt đầu được áp dụng cho hầu hết các dòng xe XC / CrossCountry, bánh 27.5″ thì áp dụng cho các dòng Enduro / Downhill, thì chuẩn trục Boost được chính thức ra đời.
Chuẩn trục Boost là gi?
Boost là 1 chuẩn đùm/sườn xe đạp lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2015, đầu tiên nó chỉ áp dụng cho đùm sau và sườn nhưng sau đó Fox và RockShox đã làm thêm bản boost cho phuộc trước, dùng chuẩn 15 x 110 (Non-Boost là 15 x 100).
Đùm trục tiêu chuẩn (Non-Boost)
Đùm trục phiên bản tiêu chuẩn được dùng cho hầu hết các loại xe đạp phổ thông, đùm xe đạp có 2 loại chuẩn ti đùm là ti nhỏ QR (Quick Release – Ti bật tháo nhanh) và ti lớn Axle (Trục đút), ở dưới là các thông số chuẩn (non-boost) của đùm QR và đùm Axle.
Thông số đùm được hiểu như sau: Đường kính trục X chiều dài đùm (mm).
Thí dụ QR 9 x 100 là: Đường kính trục 9mm và chiều dài đùm là 100mm.

QR (Quick Release) – Ti bật (ti nhỏ)
- 9 x 100 (mm) Đùm trước
- 10 x 135 (mm) Đùm sau
Thru Axle – Trục đút (ti lớn)
- 15 x 100 (mm) Đùm trước
- 12 x 142 (mm) Đùm sau
Đùm trục Boost
Chuẩn Boost – phiên bản đùm có chiều dài dài hơn các bản tiêu chuẩn (non-boost), vậy hiểu đơn giản là Boost là bản kéo dài của đùm bản chuẩn.
QR 141 là chuẩn Boost của các dòng đùm xài Quick Release (ti bật mở nhanh). So với bản (non-boost) thì nó dài hơn 6mm (141 so với 135). Ti vẫn là ti chuẩn QR có đường kính 5mm, đùm trước có thể dùng QR 9×100 hoặc Axle 12×100.

QR Boost 141
- 10 x 141 (mm) Đùm sau
Axle Boost 148
- 12 x 148 (mm) Đùm sau
Axle Super Boost
- 12 x 157 (mm) Đùm sau
Axle Boost 110
- 15 x 110 (mm) Đùm trước
- 20 x 110 (mm) Đùm trước

Khung sường chuẩn Boost
Thì để đi được trục Boost, bạn phải dùng sườn hỗ trợ chuẩn này, tức là càng sau của sườn sẽ rộng ra 1 chút để có thể gắn vừa trục boost (148mm hoặc 141mm). Với sườn hỗ trợ chuẩn Boost, bạn sẽ thấy các dòng chữ ghi như sau:
- Boost frame
- Boost 141
- Boost 148
- Support boost

Các ưu điểm của chuẩn Boost
Theo thống kê của các nhà sản xuất thì với bánh xe 29″ sử dụng trục boost, nó có độ cứng tương đương bánh xe 27.5″ hoặc 26″ không dùng boost (non boost). Với bề ngang tăng thêm 6mm ở đùm sau và 10mm ở đùm trước Boost giúp :
- Tăng độ ổn định do chiều dài trục lớn
- Tăng góc nghiêng của căm, làm cho vành xe khoẻ và cứng cáp hơn
- Tăng khả năng vận hành
- Đối với dòng xe 2 giảm xóc, giúp tăng cường độ cứng và ổn định so với trục hẹp
- Hỗ trợ kích cỡ bánh to hơn 2.5”
- Tăng độ cứng của niềng do có thể làm niềng bản to hơn
- Đi được các loại dĩa có nhiều răng hơn
Cần gì để dùng được Boost
Một hệ thống Boost đúng chuẩn sẽ cần đủ các thành phần sau:
- Khung sường hỗ trợ Boost (10×141 QR / 12×148 / 12×157 Axle)
- Phuộc hỗ trợ Boost (15×110 / 20×110)
- Đùm chuẩn Boost
- Giò dĩa chuẩn Boost (đĩa offset 3mm)
Boost ảnh hưởng đến giò dĩa
Như đã nói phần trên thì trục boost sau sẽ nới ra 3mm mỗi bên, nên phần giò dĩa cũng phải được nới ra để đảm bảo đúng chain line – chainline là khoảng cách từ tâm của giò dĩa ra tới dĩa.
Chúng ta có thể thấy là khoảng cách của dĩa trên giò 142 vô đến tâm BB nó nhỏ hơn khoảng cách của dĩa trên giò 148 là 3mm . Do đó khi chọn mua giò dĩa cho xe chạy Boost 148, bạn cần mua loại dĩa có offset là 3mm thay vì là 6mm cho xe chạy Non-Boost 142



Trục Boost dành cho xe gì?
Các dòng xe MTB bánh 29″ hoặc 27.5″, như các bạn đã biết bánh xe có đường kính càng lớn thì càng dễ bị cong vênh dưới tác động của ngoại lực, hoặc tải nặng, do đó, chuẩn Boost mới sẽ làm tăng góc nghiêng của căm, do đó làm cho bánh xe cứng hơn và khoẻ hơn.
Nguồn: Tổng hợp, Batshop